Chiều 25.3, Thanh tra Bộ GTVT đã quyết định thanh tra đột xuất công tác tổ chức, quản lý, thực hiện xây dựng hàng loạt dự án do TCty Đường sắt Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư, trong đó có sự tham gia của Cty tư vấn giám sát GTVT Nhật Bản (JTC), để làm rõ nghi án nhận hối lộ 80 triệu yen của quan chức ngành đường sắt Việt Nam.
Phương án cầu đường sắt vượt sông Hồng (thuộc dự án đường sắt đô thị) thay thế cho cầu Long Biên đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Ảnh: Giang Huy Thành lập 2 đoàn thanh tra đột xuất Theo đó, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã thành lập 2 đoàn thanh tra đột xuất công tác tổ chức, quản lý, thực hiện dự án xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) và một số dự án của TCty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư có JTC thực hiện. Đồng thời, Bộ GTVT cũng tiến hành thanh tra công tác tổ chức, quản lý, thực hiện các tiểu dự án xây dựng đường sắt đoạn Hạ Long - Cái Lân, Lim - Phả Lại, Phả Lại - Hạ Long do Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Được biết, Bộ Công an cũng đang phối hợp với Cơ quan thanh tra của Bộ GTVT, tiến hành xem xét lại toàn bộ các dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội, đặc biệt là dự án JTC đã trúng thầu để xác định trong quá trình thực hiện dự án có những sai sót, vi phạm hay không. Mặt khác, căn cứ vào kết quả giải quyết sự việc của các cơ quan tư pháp Nhật Bản, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ thực hiện việc xác minh tin báo, tố giác về tội phạm cũng như thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp. Thắng thầu giá thấp để đội kinh phí Tính đến nay, JTC đã tham gia 14 dự án lớn cùng nhiều dự án nhỏ tại Việt Nam, trong đó có ít nhất 6 dự án quan trọng JTC thực hiện có khách hàng là các tổ chức, đơn vị phía Việt Nam. Qua tất cả dự án JTC tham gia đấu thầu và đấu thầu thành công thì đều có một đặc điểm chung là chi phí đầu tư khá cao. Không những thế, sau khi thắng thầu, Cty này lập tức điều chỉnh mức giá lên một khoản lớn. Ví dụ như dự án đường sắt đô thị số 1 (hay còn gọi là đường sắt trên cao Ngọc Hồi - Yên Viên) được nâng từ 900 tỉ đồng lên 1.226 tỉ đồng. Việc điều chỉnh này có lợi cho cả JTC cũng như chủ đầu tư và cũng chỉ có hai bên biết với nhau, khiến cho JTC vẫn “an toàn” nằm trong danh sách ưu tiên cho các dự án có vốn ODA của Nhật Bản. Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1 được Bộ GTVT phê duyệt vào tháng 4.2008. TCty ĐSVN đã tổ chức đấu thầu và tuyển chọn được đơn vị tư vấn là JTC đứng đầu cùng các liên danh khác của Nhật Bản bao gồm JARTS, JRC, JEC, KOKEN, cùng các Cty tư vấn Việt Nam là Cty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng GTVT (TRICCO), TEDI và TEDI-South, viết tắt là liên danh JKT. Ngày 9.9.2009, RPMU và liên danh tư vấn đã ký hợp đồng thực hiện dự án từ 1.10.2009 – 30.11.2011. Trong quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn, do có một số nội dung thay đổi, phát sinh (như tăng diện tích, số lượng công trình, điều chỉnh vị trí các nhà ga...). Như vậy, sau khi được điều chỉnh, tổng giá trị hợp đồng tư vấn là 3.604.135.092 yen (khoảng 742.451.828.952 VND) và 236.091.504.476 đồng, kéo theo thời gian thực hiện dự án dài thêm 11 tháng, tức là đến ngày 31.10.2012. Đến thời điểm hiện tại đã cơ bản hoàn thành thiết kế kỹ thuật, nhưng do cầu vượt sông Hồng và đoạn tuyến phía bắc cầu sông Hồng chưa được TP.Hà Nội và các bộ, ngành thống nhất hướng tuyến nên TCty ĐSVN chưa thể phê duyệt được toàn bộ TKKT. Đề nghị phía Nhật Bản sớm cung cấp thông tin để điều tra vụ việcChiều ngày 25.3.2014, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada. Liên quan tới nghi vấn Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đưa hối lộ cho công chức Việt Nam để được nhận thầu dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các bộ, ngành và cơ quan chức năng của Việt Nam chủ động xác minh làm rõ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng phía Nhật Bản để thu thập hồ sơ tài liệu về vụ việc này. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đề nghị phía Nhật Bản phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam, sớm cung cấp thông tin để cùng với phía Việt Nam điều tra làm sáng tỏ vụ việc. Diệu Linh Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh thanh tra Bộ GTVT - cho biết: Thanh tra bộ đã gửi tờ trình thành lập tổ công tác gồm 7 thành viên (trong đó có 3 cán bộ CA được biệt phái sang Bộ GTVT) để xác minh thông tin liên quan đến JTC tại dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1. Tổ công tác có nhiệm vụ sẽ tập trung vào vụ việc JTC liên quan đến dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 như báo chí Nhật đã thông tin. Đồng thời sẽ nắm bắt toàn bộ diễn biến sự việc, quá trình tường trình, kiểm điểm của những người có liên quan và chờ thông tin chính thức từ phía Nhật Bản.Được biết, trong tối 25.3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông sang Nhật làm việc với các cơ quan chức năng để có thông tin chính thức về nghi vấn JTC hối lộ cán bộ ngành đường sắt Việt Nam. Chiều cùng ngày, Bộ GTVT đã chính thức gửi công văn cho Chủ tịch JTC yêu cầu cung cấp thông tin cụ thể, danh tính những cán bộ của Việt Nam liên quan đến sự việc. Đặng Tiến - Thùy Linh Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư (TMĐT) là 19.460 tỉ đồng (13.972 tỉ đồng vay JICA, còn lại là đối ứng). Dự án do TCty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) là chủ đầu tư, quản lý dự án là Ban QLDA đường sắt (RPMU) thuộc TCty ĐSVN, tiến độ dự kiến từ năm 2008-2017. Giá trúng thầu là 2.900.786.900 yen (khoảng 517.592.101.400 đồng) và 320.588.823.878 đồng. Hiện tại, đã ký hiệp định vay JICA lần 1 với giá trị 4,683 tỉ yen cho công tác thiết kế kỹ thuật (TKKT) và hỗ trợ đấu thầu. Đồng thời đã giải ngân được khoảng 80% phần tiền yen và 69% phần tiền Việt (giá trị hợp đồng còn lại là: 705.341.018 yen (khoảng 145.292.627.708 đồng) và 72.399.542.605 đồng) |